Mũ bảo hiểm là món phụ kiện bắt buộc khi điều khiển xe gắn máy. Do đó, thường được sử dụng thường xuyên và tiếp xúc nhiều với khói bụi, nắng mưa thất thường. Bởi thế, rất dễ bị bẩn và nhiễm vi khuẩn gây bệnh về da đầu nếu không được bảo quản kỹ. Nội dung bài viết hôm nay, Cao Minh gift sẽ hướng dẫn bạn vệ sinh mũ bảo hiểm đúng cách. Bạn theo dõi nhé.
1. Khái niệm và công dụng của mũ bảo hiểm
Mũ bảo hiểm là vật dụng dùng để che chắn phần đầu. Cấu tạo gồm có hai phần chính. Đó là vỏ và ruột nón. Vỏ mũ thường được làm từ chất liệu ABS nguyên sinh, dễ chế tác nhưng tương đối cứng cáp. Ruột mũ thì là từ xốp EPS. Loại xốp này có khả năng chống sốc tốt, đảm bảo an toàn cho người dùng khi xảy ra va chạm. Một số mẫu mã còn được thiết kế thêm các phụ kiện như kính chắn, nhằm hạn chế các tác động của ngoại cảnh như bụi bẩn, nắng mưa, côn trùng.
Mũ bảo hiểm được chia làm 3 dòng chính. Đó là mũ nửa đầu, mũ 3 /4 và mũ fullface. Nón 1/2 được sử dụng nhiều nhất bởi thiết kế tiện lợi, giá thành hợp lý. Còn loại fullface thì được yêu thích bởi sở hữu độ an toàn cao nhất.
2. Hướng dẫn vệ sinh mũ bảo hiểm đúng cách
2.1 Vệ sinh mũ bảo hiểm có thể tháo rời
Với dòng mũ bảo hiểm có thể tháo rời, quá trình vệ sinh diễn ra dễ dàng hơn. Đầu tiên, bạn nên tháo lần lượt các bộ phận của nón. Đó là quai, kính chắn, lớp lót xốp và lớp vải đệm bên trong. Thao tác cần nhẹ nhàng để tránh trầy xước. Đồng thời, cẩn thận đặt từng vị trí để lúc vệ sinh xong dễ lắp vào.
Các bước vệ sinh đúng cách như sau:
- Bước 1: Hoà tan bột hoặc nước giặt bằng nước ấm trong chậu. Cho lớp lót xốp vào ngâm từ 10-15 phút. Có thể sử dụng bàn chải để đánh bỏ các vết bẩn. Sau đó, xả sạch lại bằng nước ấm. Đối với lớp vải đệm và quai cài cũng thế. Tuy nhiên, bạn có thể giặt luôn mà không cần ngâm.
- Bước 2: Tiếp theo là vệ sinh phần kính hoặc lưỡi trai. Ở đây, bạn nên dùng nước xịt kính phun lên bề mặt. Sau đó, sử dụng vải mềm để lau sạch. Chú ý tháo tác vừa phải để tránh trầy xước nhé. Bởi có thể ảnh hưởng đến tầm nhìn khi lái xe.
- Bước 3: Sử dụng khăn mềm rồi thấm một ít nước xà phòng. Sau đó, nhẹ nhàng lau vỏ mũ sao cho sạch các vết dơ. Không nên dùng các chất tẩy rửa vì có thể làm phai màu sơn. Đối với mẫu nón bảo hộ có các lỗ thông gió thì hãy lấy tăm bông để làm sạch nhé.
- Bước 4: Cuối cùng, đem tất cả các bộ phận đã làm sạch đi phơi khô ở nơi thoáng mát. Bạn cũng có thể dùng quạt để tiết kiệm thời gian. Tránh phơi trực tiếp dưới ánh nắng mặt trời. Khi đã khô ráo hoàn toàn, lắp ráp lại như cũ là đã xong rồi.
2.2 Vệ sinh mũ bảo hiểm không thể tháo rời
Để vệ sinh dòng nón bảo hộ này, đầu tiên, bạn pha sẵn một chậu nước ấm với dầu gội đầu hoặc nước giặt. Sau đó, rửa sạch bụi bẩn bám bên ngoài vỏ nón, rồi ngâm nón vào trong dung dịch đã pha cho ra hết chất bẩn. Tiếp tục nhẹ nhàng cọ rửa lớp xốp và kéo lớp vải đệm ra để giặt sạch. Sau cùng, xả lại bằng nước sạch.
Còn về phần vỏ nón, bạn làm tương tự như nón bảo hộ có thể tháo rời. Cuối cùng, là phơi mũ bảo hiểm ở nơi thoáng mát hoặc dùng quạt để làm khô. Lưu ý, mũ phải thật khô ráo mới sử dụng, nếu không sẽ bị ngứa da đầu đó nhé.
3. Lưu ý khi sử dụng mũ bảo hiểm để đảm bảo vệ sinh, an toàn
Để mũ bảo hiểm đảm bảo vệ sinh và an toàn trong quá trình sử dụng, bạn cần lưu ý một số điểm sau:
- Đội mũ bảo hiểm khi tóc đã khô để tránh các bệnh về da đầu.
- Khi bị dính nước mưa nên lấy khăn mềm lau sạch, rồi treo ở nơi thoáng mát hoặc có thể sử dụng máy sấy để làm khô.
- Tần suất vệ sinh nón nên là 1 tháng 1 lần.
- Không nên làm rơi rớt hay va đập mạnh. Vì có thể làm nứt vỏ mũ, giảm độ an toàn.
Nội dung trên, Cao Minh gift đã hướng dẫn bạn vệ sinh mũ bảo hiểm đúng cách. Với những thông tin này, hy vọng bạn sẽ sở hữu một sản phẩm an toàn, đạt vệ sinh lại có thời gian sử dụng dài lâu.
Xưởng Cao Minh cũng là cơ sở cung cấp mũ bảo hiểm in logo chất lượng tốt cho doanh nghiệp. Bạn có thể liên hệ qua số điện thoại 05.2222.2222 để biết thêm chi tiết.
Cảm ơn đã theo dõi. Ghé sang bài viết liên quan tại đây: